Chuyển đến nội dung chính

ĐỪNG BỊ ĐÁNH LỪA BỞI CHI PHÍ CẬN BIÊN

ĐỪNG BỊ ĐÁNH LỪA BỞI CHI PHÍ CẬN BIÊN
#30Dayschallengeposts #Day9
---------
Mỗi buổi sáng cuối tuần mình thường ngồi nhâm nhi ly cafe cùng với 2 lựa chọn, tán gẫu cùng bạn bè, anh em nếu hôm đó chúng mình có hẹn trước, đọc sách một mình nếu ngược lại. Thực tế thì mình thích phương án 1 hơn, vì cơ bản mình thích học bằng cách nói hơn là học bằng cách đọc (học có nhiều cách để học, nghe, nhìn, đọc, nói, sờ, cảm nhận, trải nghiệm... nhưng bài viết này mình không nói đến các cách để học đâu nhé).
Chi phí cận biên, một từ không lạ với những ai đã học khối ngành kinh tế và làm kinh doanh, khi đang đọc sách mình thấy nó xuất hiện nhưng đáng nói đây không phải là sách về kinh tế, sách tài chính hay về kinh doanh hoặc quản lý chi phí .... đại loại thế. 
Về định nghĩa trong tài chính, thì chi phí cận biên (MC = Marginal Cost) là khoảng thay đổi chi phí (ΔC) khi chúng ta sản xuất hoặc tạo ra thêm một đơn vị sản lượng (ΔY), chi phí cận biên không phải là một tuyệt đối số, mà là một tương đối số, vì nó phụ thuộc vào sự tăng của chi phí khi sản lượng tăng lên một đơn vị. Cụ thể MC = ΔC/ΔY. (1)
Trong sản xuất thì chi phí cận biện là điểm mà các nhà quản lý sản xuất phải tính ra được càng sớm càng tốt để biết đâu là điểm tối ưu hoá tối đa mà việc đầu tư sản xuất có thể đạt được, nếu như vượt qua chi phí cận biên đó, thì đồng nghĩa chi phí tăng lên cho việc tăng sản xuất một đơn vị sản lượng sẽ lớn hơn chi phí bình quân tạo ra một sản phẩm (lợi suất giảm dần), từ đó tổng chi phí cho một sản phẩm sẽ tăng, dẫn đến tổng chi phí doanh nghiệp sẽ tăng. DN cần đưa ra quyết định cho việc sản xuất này. Chúng ta cũng vậy, hằng ngày mỗi người chúng ta phải đưa ra biết bao nhiêu quyết định, công việc, học tập, các mối quan hệ....nhưng liệu rằng chúng ta đã có quyết định "tối ưu" hay chưa, nhất là khi đứng giữa việc đưa quyết định lựa chọn, và lí thuyết này nó tồn tại như thế nào trong những lúc như thế.
Một cách vô thức, chúng ta thường áp dụng lí thuyết chi phí cận biên này trong cuộc sống cá nhân trong việc lựa chọn đúng và sai. Bạn có thấy quen với các câu thế này không? 
  • Tôi hứa tôi sẽ ngưng hút thuốc, nhưng hãy để tôi hút thêm chỉ lần này nữa thôi, nhé! (lần sau lại hút tiếp)
  • Em biết uống trà sữa nhiều là sẽ mập, nhưng cho em uống chỉ lần này nữa thôi. (lần sau xin tiếp)
  • Anh ơi, tháng này cho em xin nghỉ phép thêm nhé, chỉ lần này nữa thôi. (Tháng sau xin tiếp)
Chi phí cận biên của việc làm gì đó sai trái trong cái khoảnh khắc "chỉ lần này nữa thôi" thường thấp một cách cực hấp dẫn. Nó lôi kéo chúng ta, và chúng ta lại không bao giờ nhìn lại xem lựa chọn đó sẽ dẫn ta đi tới đâu, và lời biện minh cho sự bội tín, thiếu trung thực của lý thuyết chi phí cận biên này vỏn vẹn "chỉ lần này nữa thôi". 

Lấy ví dụ từ bản thân, mình không thích việc ăn nhậu có sử dụng chất kích thích hoặc chất có nồng độ cồn như rượu, bia và cực ghét việc ai đó dùng việc uống được nhiều để làm thước đo cho bản lĩnh con trai, hoặc......hiệu quả công việc (WTF @@ ). Và bản thân mình khi đọc lại lý thuyết này dã nhận ra bấy lâu nay mình đã bị đánh lừa nhiều lần bởi "chỉ một lon nữa thôi". Mình thường từ chối việc uống bia rượu khi "bữa ăn" đó có dùng những chất này, cơ thể mình thường phản ứng mạnh để chống lại các chất đó, tim đập cực nhanh như trống trong ngực, da đỏ, ngứa, đầu óc thì quay quay, và quan trọng là kiểm soát lời nói lúc đó rất khó. Trên bàn tiệc thì thấy mình không uống mọi người sẽ bắt đầu bảo "uống một lon thôi", nhưng rồi khi uống xong một lon thì lại bảo "một lon nữa thôi", sự đánh lừa của chi phí cận biên xuất hiện ngay từ khi mình cầm lon bia hay ly rượu đó. Tệ hơn nữa đôi lúc gặp những người cứ thích ép người khác uống cho bằng được, mình từ chối thì những câu nói như "chú không nể anh à", "không nhậu được sao làm việc được", "thanh niên gì mà yếu", nếu ai trong chúng ta gặp phải trường hợp đó thì mình nghĩ tốt nhất nên giữ vững kiên định của mình, và nếu ai từng ép người khác uống cũng nên bỏ tính đó đi nhé, vì nếu lỡ như chúng ta vượt qua điểm chi phí cận biên MC đó, ví dụ phải vào viện nằm vì bất kỳ lí gì do việc uống rượu bia gây ra, thì lúc đó người ép bạn uống có ở bên bạn và bị thay giúp bạn được không? và nếu bạn là người ép thì lúc đó bạn có làm được việc gì không? có đủ mạnh để thay thế vị trí của nhau lúc đó không?. À mà những người uống rượu bia nhiều thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 10 lần so với người không uống đó nhé. 
Tóm lại là, đừng bị đánh lừa bởi chi phí cận biên trong cuộc sống cá nhân nhé, còn trong kinh doanh, sản xuất thì DN cố gắng tìm ra chi phí cận biên càng sớm càng tốt để tối ưu hoá đầu tư sản xuất cho DN nhé. 
------------------
(1): Sử dụng và tham khảo thông tin tài liệu từ Vietnamfinance.vn và investopedia.com
  1. https://www.investopedia.com/terms/m/marginalcostofproduction.asp
  2. https://vietnamfinance.vn/chi-phi-can-bien-la-gi-moi-quan-he-giua-chi-phi-can-bien-va-chi-phi-binh-quan-20180504224208643.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n