CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - 4 CẤP ĐỘ CỦA NGƯỜI LÀM MARKETING
------
Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, luôn có các mức độ level khác nhau phù
hợp với kinh nghiệm và trình độ, nó tương tự như việc đi học đại học
vậy, năm 1, 2, 3 và 4 (các trường hợp trường cho học 4 năm nhưng năm thứ
6 mới ra như mình thì ngoại lệ nhá, chẳng qua là vì mình muốn đồng hành
xuất phát điểm với các bạn trường Y thôi nhá ).
Trong marketing cũng có tầm 4 cấp độ tựa như vậy:
I. Marketing là truyền thông, là quảng cáo: Ngày trước khi chuẩn bị thi
vào đại học, mình chọn ngành QTKD hoặc Marketing, lúc đó Ba mình hỏi
marketing là ngành gì? Lúc đó đã đi học đâu mà biết giải thích, đang
chọn ngành mà, chợt nhanh tay chỉ lên màn hình tivi đang có chương trình
quảng cáo và bảo Marketing là cái như vậy đó. Ba liền phản ứng: học cái
nghề nói láo này à? => Lúc này mình và Ba đều là DÂN NGOẠI ĐẠO với
cái nghành này.
II. Marketing là 4P: Uầy nghe đơn giản vậy thôi,
chứ nếu để mà bạn hiểu rõ được tận tường từng chữ P thui cũng đã là một
lượng kiến thức cần nghiên cứu đó (định nghĩa, chiến lược trong từ chữ
P, các loại khác nhau của mỗi P...) Cuối năm 2014 mình được nhận vào bộ
phận Marketing của một công ty bán lẻ, và thực sự với một NHÂN VIÊN
MARKETING mới vào như mình thì 4P quả là nền tảng tốt để mình bắt nhịp,
công ty nào mà chẳng có sản phẩm - P1 (nếu sản phẩm là dịch vụ thì mình
cần biết thêm 3P khác nữa), Sản phẩm bán ra cần có giá - P2, muốn thúc
đẩy bán hàng cần có điểm bán - P3 và để khuyến khích gia tăng bán hàng
này kia thì cần có chiêu thị - P4. Một thứ tự logic cơ bản nhưng là nền
tảng tốt để vận dụng tư duy, vì thực tế thì khi vào công ty người ta
không dạy lại cái này, họ dạy cái họ cần bạn làm cho họ và nhiều thứ
khác.
III. Phân khúc, chọn lựa thị trường mục tiêu và định vị
thương hiệu: Về mặt lý thuyết thì cấp độ này nó là đủ khó cho bản thân
mình hiện tại đấy, mất tầm 3 năm để mình học và hiểu được các kiến thức
về việc phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị
thương hiệu, à trước đó còn cần biết nghiên cứu thị trường nữa nhé. Và
đính chính lại là cái này chỉ là mặt lý thuyết thôi nhé, chứ trên thực
tế thì nó khó lắm đấy, Toyota đâu đó mất gần 15 năm để định vị mình nằm ở
phân khúc tầm trung, bạn định vị được Messi là thiên tài bóng đá hay do
Messi định vị cho bạn? Ùi không nên bàn sâu, vì bản thân mình cũng chưa
bao giờ làm một chiến lược định vị cho thương hiệu nào cả. Ở cấp độ
này, làm tốt nó, bạn sẽ là một CHUYÊN VIÊN CẤP TRUNG - KHÁ VỀ TIẾP THỊ.
IV. Cấp độ CMO (Chief Marketing Officer): Đọc cái tên là hiểu nó thuộc
dạng gì rồi. Một người thầy từng dạy mình khi đang học tại PTI (not PTIT
nhé), thầy nói cấp độ này MARKETING LÀ TRIẾT LÝ CỦA CÔNG TY. Opps,
không may là ngày trước mình học ngu Triết học
. Thế nên cấp độ này mình không có kinh nghiệm gì cả, kiến thức của nó
thì để hiểu được hết, bạn hãy hiểu cuốn Triết học trước đi đã =]].
-------
Bài viết dựa trên kiến thức đi học ghi chép được, và kinh nghiệm ít ỏi mà ra, nên cứ góp ý thoải mái nhé.
Và đừng quên tự tìm hiểu thêm nhé vì: You will find more than you expect.
Nhận xét
Đăng nhận xét