Chuyển đến nội dung chính

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát.
Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này.
Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm nay thấy thế nào/ có gì mới không? Điều đó khiến bản thân mình luôn có một động lực thúc đẩy việc thể hiện năng lực xứng đáng với việc được tuyển vào đây và mình xứng đáng là khoản đầu tư trong tương lai.
Nhanh chóng thiệt lập các mục tiêu cần làm trong 1-2 tháng đầu tiên:
  • Hiểu và nắm bắt hết các giải pháp mà công ty đang cung ứng
  • Tìm hiểu các quy trình làm việc nội bộ, các bộ phận kết hợp với nhau như thế nào cùng sự liên quan với vị trí của mình.
  • Nắm từ tổng quan đến sâu hơn về thị trường hiện tại và vị thế cạnh tranh của công ty.
  • Tìm kiếm cơ hội trải nghiệm thực tế từ các anh/chị có kinh nghiệm và sẵn sàng nói không với việc chia sẽ hoa hồng, vì mình đang cần họ giúp đỡ, chứ không phải ngược lại.
  • Có điều nào không rõ, hãy hỏi sếp (người quản lý trực tiếp) để biết bản thân không đi lệch định hướng mà công ty/sếp giao phó từ đầu. (đừng sợ bị chửi)


Tuy nhiên, mục tiêu thứ 2 và 3 không phải lúc nào cũng thuận lợi và có sẵn cho mình tìm tới. Muốn ăn thì lăn vào bếp mà, nên việc tự nghiên cứu và tìm kiếm là điều chắc hẳn mình phải đối đầu. Các câu hỏi hiện lên trong đầu mình rất nhiều, mỗi ngày thức dậy lên công ty mình đều nghĩ đến: khách hàng của mình là ai? họ đang ở đâu? làm sao để tìm ra họ? tìm ra rồi thì làm sao tiếp cận họ? tiếp cận rồi thì nói với họ điều gì? làm sao để set-up meeting với họ... Và mình lai bắt đầu phân tích như sau:
  • Liệt kê các giải pháp mà công ty cung ứng, phân chia các giải pháp thế mạnh, giải pháp bị canh tranh, và giải pháp ít được lựa chọn.
  • Liệt kê các sản phẩm đi cùng giải pháp
  • Liệt kê các nhóm khách hàng đã sử dụng các giải pháp được chia ra trước đó.
  • Xem xét nhóm khách hàng nào là gần gũi nhất trong các mối quan hệ có sẵn. Tiếc là chẳng có ai cả. Nên mình lại tiếp tục thiết lập các cách từ tìm kiếm thông tin như sdt, Facebook, Linkedin, website..... Từ đó mình đã có danh sách thông tin khách hàng phù hợp với các nhóm giải pháp đã chia trước đó.
  • Vấn đề bây giờ là tiếp cận họ? Và quan trọng hơn là làm sao có thể biết họ đang cần những giải pháp mà công ty đang cung ứng? Đến đây mình cần phải thử, thử các cách tiếp cận khác nhau với khách hàng: tiếp cận như một người bình thường muốn kết bạn, tiếp cận như một người tiếp thị, tiếp cận thông qua việc tham gia tổ chức/nhóm/clb mà nhóm khách hàng đang ở đó. Và cần theo dõi những cách nào mang lại hiệu quả tốt hơn, nhanh chóng hơn.
  • Mỗi cách tiếp cận, mình lại chia ra các mẫu chuyện, mẫu thoại để có thể đưa thông tin đến một cách tự nhiên/ trực diện/ thấm từ từ tới họ. Và mình cần lặp đi lặp lại để từ đó tìm kiếm các cơ hội bán hàng.
Việc set-up meeting đôi khi không phải với khách hàng, vì chả ai biết mình trong ngành này cả, nhưng thông qua các cách tiếp cận có hiệu quả trước đó, mình có thể có các mối quan hệ liên quan, dẫn từ người này sang người kia (networking) và từ đó tiếp cận được với khách hàng cuối cùng.
Quả thật các bước đi trên đã giúp mình tìm kiếm được khách hàng cho riêng mình sau khi bước vào tháng thứ 2, các cơ hội bán hàng tăng lên khi có những khách hàng giới thiệu cho mình thêm các thông tin khác. Nếu bạn đang đọc, có những băn khoăn như mình khi bắt đầu một công việc và chưa tìm ra cách đi, thì có thể thử cách làm của mình xem thử nhé.
Và nếu bạn có kinh nghiệm nào trong việc "ĐI TÌM KHÁCH HÀNG" thì hãy chia sẽ trong phần bình luận để cùng tạo thêm nhiều kinh nghiệm đa dạng.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là