Chuyển đến nội dung chính

7 BƯỚC XÂY DỰNG MỤC TIÊU CÁ NHÂN.

 7 BƯỚC XÂY DỰNG MỤC TIÊU CÁ NHÂN. 
#30Dayschallengeposts #Day6
--------
Xin chào, cảm ơn bạn đã lại lần nữa vào blog của Bộp và đọc bài này, gửi lời chúc may mắn và nhiều năng lượng đến với bạn và gia đình nhé. 
Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng từng ít nhất thiết lập cho mình một mục tiêu cho bản thân cho tương lai, điều đó có thể là học tập, công việc, dự định riêng cho bản thân, tình cảm hay đơn giản chỉ là một chuyến du lịch vài ngày ở một địa điểm nào đó. Chúng ta đều hiểu phải lên một kế hoạch, một tiến trình cụ thể để đi đến và đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên cũng có thể vì một lí do (khách quan) nào đó chúng ta đôi lần không thể hoàn thành được mục tiêu của mình, hoặc việc thiết lập mục tiêu của chúng ta vẫn chưa thật hiệu quả nên kết quả luôn bị dang dở. Sau đây là một chia sẽ về 7 bước xây dựng mục tiêu cá nhân (rộng hơn có thể cho đội nhóm, phòng ban, quản lý nhân sự....)

1. Xác định mục tiêu xứng đáng: Điều đầu tiên là việc xác định mục tiêu cho bản thân, nhưng nó phải " xứng đáng = worthy", mục tiêu nào mà chả xứng đáng nhỉ, quả thật là như vậy, đầu tư cho bản thân thì có bao giờ là đầu tư lỗ hoặc không xứng đáng đâu, tuy nhiên chữ "worthy" ở đây muốn nói đến việc nó cần thiết cho hiện tại hoặc tương lai gần. Chúng ta có thể sử dụng ma trận quản lý thời gian, để xếp và liệt kê các mục tiêu cá nhân vào ma trận, để biết được mục tiêu nào xứng đáng làm trước, xứng đáng làm sau. Và khẳng định lại riêng mục tiêu cho bản thân thì cái nào cũng xứng đáng hết nhé. Tuy nhiên nếu mở rộng ra cho quy mô của một phòng ban hay một đội nhóm, thì người leader cần cân nhắc kỹ 2 chữ "xứng đáng" này lắm. Vì các mục tiêu đó đôi khi còn liên quan đến các bộ phận khác, đội nhóm khác trong một tổ chức chung. 
 
2. Liệt kê những lợi ích: Sau khi có mục tiêu, thì cần đặt ra câu hỏi là các lợi ích là gì nhé, chứ nếu chúng ta không tìm ra được lợi ích từ mục tiêu muốn làm đến thì vậy có nên làm không? và có xứng đáng không? Ví dụ mục tiêu là một chuyến đi du lịch, thì lợi ích là gì? là trải nghiệm, là khám phá, là nghỉ dưỡng sau một thời gian dài, là để cho......có mà khoe với người ta :))). Lợi ích thế nào thì mình nghĩ tuỳ quan điểm, nhưng sure là phải có lợi ích nha, ít nhất là 3 lợi ích, trung bình là 5 lợi ích, và nếu có 8 lợi ích càng tốt. Và nhớ là liệt kê nha, và viết ra luôn, đừng nhẩm trong đầu, không là lại quên. 
 
3. Liệt kê những trở ngại: Tuy nhiên thì có con đường nào bằng phẳng mãi đâu, đường xá Vietnam tiền tỉ còn có ổ gà, ổ trâu nằm thì đường đi đến mục tiêu cũng khó mà tránh khỏi những trở ngại, ví dụ trong 5 năm tới mua nhà 3 tỉ ở SG chẳng hạn, trong khi lương tháng 15tr/tháng, vậy trở ngại là gì? tiết kiệm bao lâu? vay ngân hàng thì lãi suất bao nhiêu, mỗi tháng trả bao nhiêu? giấy tờ thủ tục có phức tạp? mua dự án hay mua chính chủ? mua dự án có sổ hồng sổ đỏ các kiểu không? mọi người xung quanh (gia đình, vợ con....) có ủng hộ không? có bị lừa không? ...... cũng nhiều lắm đó. Vậy rồi listed các trở ngại rồi thì sao? Giải quyết thế nào đây? Xem bước 4, 5 nhé.  

Goal Setting: 7 Steps to Set Your Life Goals
 
4. Liệt kê các kỹ năng và kiến thức cần thiết: Nếu như mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là thuộc sở đoản của bạn, hoặc là lần đầu bạn làm thì việc tích luỹ kiến thức và kỹ năng là cần thiết lắm đó nhé. Ví dụ bạn học IT nhưng lại đi mở cửa hàng kinh doanh mà sản phẩm và dịch vụ không thuộc mảng IT của bạn thì sure là bạn không thể cứ thế mà nhảy vào làm và rồi sml tới tối tăm mặt mũi và thất bại là điều dễ thấy nhất. Kiến thức có thể tích luỹ từ nhiều nguồn, từ internet, từ người đi trước, từ người làm xung quanh, hay đối thủ cạnh tranh tương lai của bạn, từ các chuyên gia, từ các diễn đàn hoặc cộng đồng, nhiều lắm.... Kỹ năng thì nó khó hơn một chút, vì nó cần có quá trình trải nghiệm, hoặc vận dụng từ kinh nghiệm bản thân trước đó và điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, giao tiếp, tạo động lực cho nhân viên..... Ví dụ lần đầu đi mua nhà thì cần có kỹ năng gì? Kỹ năng tìm kiếm thông tin nè, giao tiếp nè, đánh giá nè (chứ không bị lừa thì sao).... Nói chung đi mua nhà đi sẽ hiểu nên cần kỹ năng gì liền. Mua được nhớ mời đi Tân gia nha. 
 
5. Xác định các nguồn lực để hỗ trợ đạt được mục tiêu: Như mục 3 đã nói, thì trở ngại là điều khó tránh, và có thể đôi khi các trở ngại vượt qua khả năng hiện tại của bạn để có thể xử lí nó. Hôm trước có một bạn kia kể cho mình về việc bị công an giao thông kêu vào phạt nhưng bạn lại không sai, mục tiêu là phải đi tiếp và không mất đồng nào, tuy nhiên trở ngại là công an muốn hốt xe bạn đó đi, thế là bạn ấy rút điện thoại gọi ngay "Kim bài miễn tử" để công an cho đi, đi được một đoạn thì bị tiếp thị sữa chặn đường đòi quánh, 4 quánh 1, sao mà quánh lại đây, thế là bạn ấy dừng xe giữa đường la lớn hô hào bọn kia là tiếp thị sữa, dân chúng vây lại bảo vệ cậu ta thế là cậu ta né được trận đòn. Đấy, một ví dụ đơn giản về việc sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ đạt được mục tiêu, và mục tiêu lúc đi khỏi được chỗ công an là mục tiêu về nhà an toàn, và bạn đó đã an toàn. Mission completed!! 
 
6. Xây dựng kế hoạch hành động: Sau khi đã list ra hết các bước 1 đến 5, thì bây giờ xây dụng một tiến trình thôi, một kế hoạch hành động thật cụ thể và chi tiết nhé. Step by step, ví dụ mua nhà như mình nói, tìm thông tin dự án, tìm thông tin vay vốn, tìm thông tin chủ đầu tư, xem xét ngôi nhà có những gì, liê hệ những ai, đặt cọc thế nào, sau khi mua xong thì các bước tiếp theo là gì để trả nợ .....
 
7. Đặt ngày hoàn thành cụ thể: Việc làm này như bạn đặt deadline cho các bước hành động, để thúc đẩy bạn liên tục, và bám sát vào kế hoạch đã xây dựng ra trước đó, giúp bạn biết nếu tiến độ bị chậm đi trong quá trình do phát sinh các rủi ro không mong muốn, thì bạn cần có kế hoạch xoay chuyển để quay lại hành trình đến mục tiêu đã đề ra. Nhưng có một điều nữa là bạn phải kỷ luật và kiên trì với kế hoạch và deadline đã đề ra trước đó nhé, chứ nếu làm đủ và tốt 7 bước xong rồi lại để đó không làm thì mọi thứ chỉ là vô nghĩa. 7 bước trên chỉ phát huy tác dụng khi bạn chính thức bắt tay vào làm và làm cho đến khi đạt được mục tiêu thì thôi. 

Chúc may mắn nhé, nếu như bạn đã có mục tiêu rồi, thì hành động thôi. Còn mình mục tiêu là giảm cân đã ahihi!!!
------
Một số links có thể tham khảo nhé (Google không thiếu, search thêm nhé)
1. https://www.myrkothum.com/goal-setting/
2. https://www.entrepreneurmag.co.za/advice/personal-improvement/setting-and-achieving-goals/the-7-step-formula-for-goal-setting/
3. https://www.mindtools.com/page6.html
4. https://www.entrepreneur.com/article/297205

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n