Chuyển đến nội dung chính

THÀNH CÔNG TRONG KHỦNG HOẢNG

THÀNH CÔNG TRONG KHỦNG HOẢNG
#30Dayschallengepost #Day4
-------------
Theo kinh nghiệm quan sát của bản thân thì cứ trung bình một DN ở quy mô vừa và nhỏ cần khoảng 3 năm đầu tiên để vật lộn và lênh đênh trên con sóng khủng hoảng từ thị trường cũng như chính bản thân DN để có thể sống sót qua giai đoạn này. Sau đó cần mất thêm 2 năm tiếp theo để có thể làm lại, fix lại các mặt trận còn thiếu sót, và đưa DN vào một quỹ đạo, một mô hình chuẩn mực để 5 năm tiếp theo là sự bứt phá về doanh số. Điều quan trọng là trong 3 năm đầu tiên đó, nếu lỡ có như DN của chúng ta đang rơi vào tình trạng lao đao đó, thì làm sao chúng ta có thể nhận biết mình đang ở mức độ nào, đang có những khía cạnh nào mà chúng ta không thể nhận ra và cứu lấy DN.
Điều đầu tiên cần phân biệt được thế nào là một DOANH NGHIỆP SỐNGDOANH NGHIỆP CHẾT: 

DN Sống bao gồm các yếu tố sau: 
- Có tầm nhìn: DN của chúng ta sẽ đi đâu và về đâu, DN chúng ta là ai, DN chúng ta sẽ làm gì, trong biển lớn mênh mong này. Trong câu chuyện Vua Hải Tặc, băng hải tặc Mũ Rơm hiểu rất rõ việc tìm ra hòn đảo cuối cùng trong Đại Hải Trình, là nơi đến của cuộc hành trình, muốn đi đến đó họ cần tìm các chỉ dẫn tại các hòn đảo họ đi qua, họ cần đánh nhau với Tứ hoàng để giật lấy những chìa khoá quan trọng, họ biết thuỷ thủ đoàn phải luôn hoàn thiện bản thân để mạnh hơn, và cuối cùng, họ biết khi đến hòn đảo cuối cùng, họ sẽ là băng hải tặc mạnh nhất gồm bởi Vua Hải Tặc tương lai, kiếm sĩ mạnh nhất thế giới, vua đầu bếp, hoa tiêu giỏi nhất, vua tập kích, bác sĩ giỏi nhất, khảo cổ học giỏi nhất, hải tặc đàn hát hay nhất... Vậy tầm nhìn DN của bạn là gì? 
- Can đảm thay đổi: Như đã nói, trong 3 năm khủng hoảng, nhiệm vụ tối thiểu mà các DN chúng ta cần phải đảm bảo đó là chúng ta không chết. Một số anh chị cũng từng nói mình về cái giai đoạn này, quan trọng không phải là DN, mà quan trọng là người lãnh đạo DN, ở quy mô vừa và nhỏ, lợi thế cho việc thay đổi và thích ứng của DN chúng ta là rất tốt, tuy nhiên là người lãnh đạo DN có dám thay đổi hay không mà thôi, mà thực tế là: Thay đổi để tốt hơn, vậy nếu như có anh chị chủ DN nào đọc bài này, đang trong giai đoạn 3 năm đầu tiên, anh chị hãy suy nghĩ xem mình có đủ can đảm không nhé. 
- Tư Duy Kinh Doanh nhạy bén: Điều này thì thực sự quá rõ ràng rồi, DN không có tư duy kinh doanh nhạy bén thì làm sao có thể bứt phá mà đi lên? Nếu chúng ta không đủ nhạy bén trong tư duy thì hãy tìm một đội, những cộng sự để giúp DN thay đổi và phát triển hơn trong tư duy kinh doanh nhé. 
- Tài năng: Tài năng ở đây là nói về đội ngũ nhân lực của DN nhé, DN chúng ta bên cạnh việc chúng ta là nhữ lãnh đạo tài năng, thì bên dưới cũng cần có những nhân viên, cộng sự, đối tác tài năng, như thế thì việc chèo lái con tàu trong cơn sóng dữ sẽ đỡ vất vả hơn. Cũng như ví dụ mình nói về băng hải tặc mũ rơm, các thành viên thuỷ thủ đoàn mỗi người có một thế mạnh, nhưng họ đều có tài năng của riêng mình, tài năng này đôi khi là do thiên phú, nhưng cũng là do luyện tập mà ra. Look back lại đội ngũ DN chúng ta, những tài năng bên chúng ta là ai, hãy lên một kế hoạch phát triển, phát huy và giữ chân họ thật tốt nhé. 
- Tiền mặt: Nghe tới đây đôi khi bản thân mình cũng băn khoăn, tiền thì DN nào chả có, không có thì làm sao mà kinh doanh. Nhưng đọc kỹ là TIỀN MẶT nhé, khi đi làm kinh doanh ở các công ty tập đoàn, mình hiểu ra 2 chữ công nợ, và khi công nợ quá hạn, thì nó chuyển thành nợ xấu. Một DN mà nợ xấu cao, có nghĩa là DN đó đòi nợ không được, hoặc khách hàng nợ quá nhiều và quá lâu. Đùng một phát, DN bị tổn thấy về máy móc, hay bị cháy chẳng hạn, tiền đâu để chi trả đây, mà ngặt nổi, trong giai đoạn khủng hoảng, 3 năm đầu tiên, không phải cứ thắt lưng buộc bụng để mà sống là được, đôi khi càng khủng hoảng, càng phải chi tiền nữa đó. Cho nên Tiền mặt nhiều, nợ xấu ít, cũng là một dấu hiệu cho thấy DN bạn sẽ là một DN sống đó. 

DN Chết có những yếu tố nào? 
Đơn giản là ngược lại với DN sống thôi, vì không sống thì chết mà :v, DN không có tầm nhìn, ra biển không biết đi đâu, gió thổi tới đâu đi tới đó, đi hồi về tới xoáy nước chết queo. DN đang khủng hoảng không chịu thay đổi, cứ sợ, cứ ôm khư khư cá hiện tại, rồi cũng chết. DN không có tư duy kinh doanh, thôi thì ngay từ đầu đừng nên kinh doanh. DN không có tài năng, vậy ra biển quánh nhau làm sao, đối thủ cạnh tranh nó quánh cho bờm đầu rồi về khóc thôi. DN không có tiền mặt, thì lấy đâu ra tiền trả chi phí hằng tháng, điện nước lương nhân viên, mặt bằng, .....

 Doanh nghiệp bạn là DN sống hay DN chết????

Xem hình, nếu như bạn có 4 yếu tố sống, 1 yếu tố chết thì mừng quá, DN đang bình thường, nếu có 3 yếu tố sống, 2 yếu tố chết, thì coi mà có kế hoạch cải thiện liền đi nhé, vì nguy cơ lắm rồi. Còn nếu 2 sống 3 chết, thì sure là bạn đang hấp hối rồi đó nhé, lúc này một là cho đi luôn, hai là phải tốn tiền đi bệnh viện chữa trị, chi phí lúc khủng hoảng càng ngày càng cao.
 ------------
Bài viết này là phần kiến thức Bộp học được và xin trích dẫn lại kiến thức đó từ người thầy của mình. Vì chính bản thân cũng chưa từng làm DN bao giờ, nhưng may mắn lại có một số cơ hội đồng hành và hỗ trợ cho một số DN ở quy mô vừa và nhỏ. Và quả thật khi có một cái "look back" giữa thực tế mà mình nhìn thấy, cũng như là các kiến thức đã được học trong những năm qua là một sợi liên kết rõ ràng và phản ánh cho nhau khá chính xác (Vì kiến thức tổng hợp sự tổng thể, còn thức tế DN chỉ là 1 phần khía cạnh trong sự tổng thể đó)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n