Chuyển đến nội dung chính

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại): 
Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia: 
- Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường.
- Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền. 
Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp: 
- Kiến thức sản phẩm, 
- Quy trình vận hành
- Nhãn hiệu. 
- Đào tạo
- Danh tiếng
- Hỗ trợ ban đầu. 
- Sản phẩm/dịch vụ 
Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là trong những thị trường đang có tính cạnh tranh cao, như ăn uống, cafe, điện máy - điện tử. Với viêc sử dụng phương pháp franchise này, người nhận nhường quyền sẽ có lợi thế rất dễ thấy là không cần đầu tư về thời gian và tiền bạc và các nguồn lực khác để xây dựng lại brandname và sản phẩm đến khách hàng.

Franchise Definition: What is a Franchise? | Franchise UK

Xuất phát của Franchise:  
Nói đến Franchise, có lẻ nơi để học tập tốt nhất là nước Mỹ, nơi được xem là đất nước dẫn đầu về franchise business, ý tưởng về franchise được xuất phát từ giữa thế kỷ 19 (nghiên cứu từ một số tài liệu) về trường hợp của Isaac Singer (không phải ca sĩ Isaac đâu nhé), ông đã sáng chế thành công máy khâu và tạo ra một hệ thống phân phối sản phẩm máy khâu mang thương hiệu của mình thông qua franchise. Năm 1930, Howard Jonhson Restaurant đã bứt phá ngoạn mục, mở ra một thành công tăng trưởng không ngờ cho các chuỗi nhà hàng và franchise cho thị trường fast-food tại Mỹ. Tính đến năm 2017 các thương hiệu nổi bật nhờ thực hiện franchise thuộc top 15 thế giới như: McDonald’s, Taco Bell, Dairy Queen, Denny’s, Jimmy John’s Gourmet Sandwiches, and Dunkin’ Donuts. Ở Vietnam chúng ta có thể dê dàng nhìn thấy sự tăng trưởng của các thương hiệu cafe như Milano, Napoli, E-coffee, Nguyên Chất Cafe, Ministop, Circle - K, 7-elenven, và các thương hiệu về fitness cũng đang sử dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh này.
Hợp đồng nhượng quyền: 
Hợp đồng nhượng quyền về cơ bản sẽ như một hợp đồng cho thuê có thời hạn, bên nhận quyền được quyền sử dụng, nhưng không được quyền sở hữu, thời hạn của hợp đồng có thể lên tới 30 năm, kèm theo các điều khoản về vi phạm, hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngoài ra sẽ có ba phần chính của việc chi trả tiền cần có trong hợp đồng đó là: 
- Người nhận quyền phải mua các quyền được kiểm soát/truy cập hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp bàng việc trả phí.
- Người nhượng quyền được nhận phí từ việc đào tạ, thiết bị cung cấp, hoặc những tham mưu về dịch vụ kinh doanh từ người nhận nhượng quyền. 
- Người nhượng quyền được nhận tiền bản quyền thương hiệu liên tục hoặc một phần tỷ lệ phần trăm trong doanh số của doanh nghiệp. 
 Ở Mỹ, franchise được quy định bởi luật pháp cấp tiểu bang, Tuy nhiên thì năm 1979, một quy luật chung cho các liên bang được thiết lập bởi Federal Trade Commission (FTC). Về quy tắc của franchise đó là một văn bản pháp lý công khai được bên nhượng quyền trao cho bên nhận nhường quyền tiềm năng, mà trong đó nêu ra tất car các thông tin liên quan để thông báo đến rủi ro, lợi ích hoặc giới hạn cho việc đầu tư của bên nhận nhượng quyền. Các thông tin như các khoản chi phí, lịch sử kiện tụng (nếu có), các nhà cung cấp tạm thời, nhà cung cấp chính thống và thậm chí là các bản báo cáo tài chính và dự đoán tài chính. Điều luật này đã được trải qua nhiều lần sử dụng và điều chỉnh và tới năm 2007 được gọi là Franchise Disclosure Document. 

Xem thêm ưu điểm và nhược điểm của Franchise.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n