Chuyển đến nội dung chính

CÔNG NGHỆ VAR TRONG QUẢN LÝ THOÁNG



CÔNG NGHỆ VAR TRONG QUẢN LÝ THOÁNG
#30Dayschallengeposts #Day7
--------
Bóng đá để hạn chế lỗi nguội và sai lầm cảm tính của trọng tài thì công nghệ VAR (video assistant refree) được ra đời, khi mà các phán quyết của trọng tài không nhận được sự đồng tình của cầu thủ trong việc giải quyết các lỗi vi phạm và bàn thắng thì VAR được áp dụng. Vậy một người quản lý NVBH áp dụng VAR thế nào khi các vấn đề mà NVBH mắc phải, không được xử lí thoả hiệp (hợp tình, hợp lý) giữa người quản lý và NVBH? Có rất nhiều vấn đề xung quanh NVBH mà những người quản lý chúng ta thường gặp phải và giải quyết: Đi trễ, báo cáo không đúng, trốn làm, chăm sóc quầy kệ không sạch sẽ, nhiều lí do bào chữa và không sẵn sàng nhận lỗi.... Câu hỏi đưa ra thường là giải quyết chuyện đó như thế nào? La mắng, ép số, trừ lương, xiết chặt quản lý gắt gao, càm ràm kiểu như trọng tài thổi còi là phải nghe theo phán quyết, đứa nào cãi cãi, thái độ thì cho thẻ vàng, thẻ đỏ lên đường...... thường thì những cách trên mang lại hiệu quả tức thời, nhân viên của bạn sẽ thay đổi ngay lập tức vì SỢ và vì CHO QUA CHUYỆN trước, chứ không bao giờ có hiệu quả lâu dài. 

Image result for VAR technology

Vấn đề nằm ở điểm chúng ta chỉ nghĩ là phải giải quyết việc này ngay lập tức và yêu cầu không để xảy ra tình trạng đó nữa, điều này có thể đạt được như ý của người quản lý khi mà ngày nào cũng phải đi theo nhắc nhở và kiểm tra sát mông thì may ra có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên chúng ta quên đi rằng điều cần hướng tới là sự thay đổi và lặp đi lặp lại có ý thức một cách chủ động của nhân viên, hơn là yêu cầu họ phải làm theo yêu cầù và nhận sự giám sát của cấp trên. 
Một người bạn ngày trước làm giám sát bán hàng của một công ty bán lẻ trên toàn quốc, bạn mình phụ trách khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, việc quản lý các NVBH ở các shop ở tỉnh và đảm bảo họ luôn đạt và tuân theo quy định công ty cũng như việc đảm bảo doanh số bán hàng là vấn đề hàng ngày. Mỗi lần đi công tác, anh ta đều phải nhắc nhở về đồng phục, về việc vệ sinh quầy kệ, việc đi làm đúng giờ của nhân viên. Quản lý từ xa thì làm sao mà đảm bảo 100% đây, cậu ấy bảo có một người bạn đưa cho một cuốn sách tên: "Nhà Quản Lý Thoáng", sau khi đọc được một phần thui thì cậu ta có những thay đổi về cách làm, thay vì phải nhắc nhở hằng ngày trên group chung, nhắn tin kiểm tra, thì cách giải quyết như sau:

- Về đồng phục: Ít ai để ý rằng các quản lý tại siêu thị không hề biết quy chuẩn đồng phục của nhân viên các hãng là thế nào, họ chỉ thấy nhân viên mặc đồng phục có logo thương hiệu là thôi. Cậu bạn mình đơn giản là liên hệ và gửi mail cho các quản lý của các siêu thị về quy chuẩn đồng phục của công ty dành cho các NVBH, và nói với họ là để giữ hình ảnh chung của siêu thị và của công ty, mong ban quản lý siêu thị cùng giám sát việc tác phong và đồng phục của nhân viên bên hãng. Đồng thời, cậu ta nói với nhân viên: "Em mặc gì cũng được, nhưng đừng để quản lý phải gọi cho anh". Cách làm này có hiệu quả lắm đó, về mặt quản lý siêu thị, họ cần có trách nhiệm với khác hàng và hình ảnh siêu thị với khách hàng, bên tác phong của tất cả NVBH là điều quan trọng, nếu có sai phạm gì họ chỉ việc gọi một cuộc điện thoại, gửi một tấm hình bằng chứng thì cậu ấy có thể nói chuyện được với NVBH của mình ngay thôi. Xong rồi từ một người, làm gương cho nhiều người. Thế là việc đồng phục được cải thiện hơn nhiều, NVBH cũng tự giác hơn trước. Tuy nhiên cũng có những NVBH mọc rể ở đó, nên cũng ma lanh hơn, thì cậu ấy chỉ đơn giản là đảm bảo đủ vật dụng đồng phục cho NV đó và bảo: "anh cần em là người gương mẫu cho các bạn nhỏ hơn và các bạn mới vào công ty, đừng để họ nhìn vào em để rồi anh phải áp dụng các biện pháp nặng nhẹ, lúc đó lại không hay". Quản lý nói vậy rồi mà vẫn vi phạm thì có vẻ cũng hơi kỳ nhỉ? Có ai muốn làm NVBH tiêu biểu trong việc thường không chấp hành quy định công ty đâu @@

- Về vệ sinh quầy kệ, thì nó đơn giản hơn một chút, thường thì quản lý của các hãng khác khi thấy quầy kệ của NVBH đang đứng bị bụi bám hoặc bẩn, bừa bộn các vật dụng, thì sẽ đứng chỉ tay 5 ngón, và chụp hình lại báo cáo cấp trên, hoặc bắt NVBH dọn dẹp, và đứng kế bên càm ràm. Có NVBH nào thích cái cảnh đó đâu, mặc dầu là do họ lười dọn dẹp, hoặc quên lau chùi. Thế là mỗi lần đi công tác, cậu ấy quẹt tay thấy bụi bám liền bảo NVBH đi lấy dẻ lau chùi và người lau chùi là......cậu ta, còn NVBH sẽ lau phụ. Trong lúc 2 người cùng lau, cậu ấy nói với NVBH: "em có thích khách hàng tới "nhà" mình và họ bỏ đi chỉ vì "nhà" không có con gái không?". Còn khi không có NVBH ở đó trực, thấy quầy kệ dơ, thì cậu ta tự liên hệ bên siêu thị, xin mấy cái dẻ, rồi tự lau, NVBH siêu thị thấy, về kể lại cho NVBH của cậu ấy. Lúc đó tự NVBH họ sẽ có suy nghĩ riêng của mình, họ suy nghĩ thế nào thì không biết được, nhưng các lần khác đi cậu ta ít phải lau chùi hơn và dần chẳng phải quẹt tay nhiều nữa, lâu lâu quẹt châm chọc thôi. Có lần, cậu dắt theo một bạn NVBH, xin quản lý siêu thị cho bạn nghỉ một bữa, rồi cùng nhau đi tới các cửa hàng khác có quầy kệ mà không có NVBH đứng ở đó, 2 người hì hục lau chùi vì cơ bản NVBH của siêu thị cũng không siêng mà dọn chùi hết được. Sau buổi đi về, ít nhất cũng khiến một NVBH có suy nghĩ riêng về người quản lý của họ và việc chăm sóc quầy kệ nhỉ. 

- Việc đi làm đúng giờ và trốn làm: Các siêu thị đâu có bấm vân tay cho NVBH của hãng, chỉ có cho NVBH của siêu thị thôi. Cậu ta lại gửi lịch làm việc của NVBH cho quản lý siêu thị, rồi với nội dung đại loại nhờ quản lý cùng giám sát. Tuy nhiên, khi trao đổi với NVBH, cậu ta nói khác, muốn nghỉ làm hôm đó cứ xin, muốn đi trễ hôm đó cứ báo, chẳng bị phạt gì cả quan trọng là phải báo cho cậu ta, để cậu nắm thông tin và báo lại cho quản lý. Cách này không nhắm tới việc yêu cầu NVBH phải đi làm đúng giờ, mà cậu ta hướng tới việc quản lý được thời gian đi làm của NVBH, từ đó chỉ việc note lại, tuần đó bạn đó xin đi trễ bao nhiêu lần, tháng đó xin nghỉ bao nhiêu ngày, đây là một tần suất không bình thường, hãy sắp xếp lại công việc cá nhân để đảm bảo cho công việc chung của các bên, và quan trọng hơn cậu lại nói: "anh dễ dàng thời gian với mọi người vì muốn mọi người được thoải mái cho công việc và việc cá nhân, có thoải mái như thế thì mới bán hàng đạt số được, nhưng mà anh thấy anh thoải mái cho mọi người nhưng sao doanh số không đạt nhỉ? hay anh fix lại time đi làm sớm hơn để mọi người có sự chuẩn bị tốt hơn? Mọi người cân đối time lại nhé!!" 

Kết quả của các cách trên thì sau này cũng không phải lo việc NVBH bị than phiền bởi quản lý nữa, thay vì ra luật và tự thổi còi thì cậu ấy giao cho NVBH cái quyền và trách nhiệm của họ khi họ làm việc, họ tự chọn cách của họ và họ tự chịu trách nhiệm cho chính những gì họ làm. Những cam kết và thống nhất giữa người quản lý phải rõ ràng bên cạnh quy chuẩn của công ty, của tổ chức, và khi vi phạm luật chơi, thì cứ xử theo công nghệ VAR đã đề ra trước đó thôi. Mà hôm qua thấy công nghệ VAR của Ngoại Hạng Anh cho cả sân vận động cùng xem chứ không chỉ mỗi tổ trọng tài xem!!! Một trở ngại là nếu người quản lý phải biết và dám nhìn nhận nếu như thổi còi sai, và áp dụng VAR xong mà thấy phán quyết trước đó không đúng, thì anh ta cũng phải có trách nhiệm với NVBH của mình như thế nào, thì cả đội mới yên tâm chiến đấu đạt doanh số được.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n