SWOT MATRIX - 400 CHIẾN LƯỢC
#Youwillfindmorethanyouexpect
------
Có ai nghĩ rằng SWOT có thể tạo ra 400 chiến lược khác nhau và hơn thế nữa không? Nếu ai từng làm SWOT mình nghĩ hiếm ai trong friend list của mình dùng nó mà tìm ra được 400 chiến lược khác nhau lắm (Me too =]] ) mình sẽ chia sẽ một số bước làm và tips cho ma trận này và bạn sẽ thấy nó có thể làm được điều đó đấy (400 chiến lược ấy):
Bước 1:
Chọn size vừa đủ với năng lực: nó giống như chọn quần áo vậy đó, ốm (năng lực thấp) chọn size nhỏ, mập (năng lực mạnh) chọn size to. Vì khi chúng ta chọn quy mô phân tích lớn: ví dụ "phân tích SWOT cho ngành đồ thể thao tại quận 9" trong khi bạn chỉ là một nhân viên bán hàng của một cửa hàng thể thao thì nó sẽ hơi quá sức, nhưng nếu có 1 nhóm làm trong các cửa hàng khác nhau, và từ nhiều bộ phận khác nhau, thì khả năng làm được việc phân tích SWOT này có thể khả thi. Hoặc phải là người có đủ mọi góc nhìn thông tin trong ngành này và nắm rõ tại khu vực quận 9 thì có thể sẽ khả thi (có thể thôi nhé)!
Bước 2:
Áp dụng IFE vs EFE - Matrix trước khi làm SWOT matrix: thực sự điều này mình chỉ mới nhận ra cách đây vài tháng thôi, khi bạn đọc định nghĩa về SWOT và tìm hiểu về IFE và EFE chúng ta sẽ chốt ra S vs W thuộc IFE, O vs T thuộc EFE, các hạng mục tham vấn cho 2 ma trận (IFE vs EFE) này là: Kinh tế, xã hội, Văn hoá, nhân khẩu, môi trường, chính trị, chính phủ, công nghệ và cạnh tranh. (Tới đây là thấy rối rối rồi đó ).
Bước 3:
IFE gồm S vs W, EFE gồm O vs T, sau đó cần đánh điểm trọng số cho các yếu tố (tổng điểm trọng số phải bằng 1), và xếp hạng cho các yếu tố đó (thang xếp hạng từ 1 đến 4). Việc thực hiện việc đánh giá này, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quan điểm chuyên gia hoặc người có hiểu biết sâu về lĩnh vực đó. Rồi nhân điểm trọng số và xếp hạng lại với nhau, bạn có xếp kết quả điểm ảnh hưởng của các yếu tố trong 2 ma trận trên.
Bước 4:
Sau đó đưa các yếu tố này, và sắp xếp theo thứ tự điểm cao xuống thấp nhé, chúng ta dễ thấy cái nào có sức nặng nhất cho đến ít nhất. Sau đó ta kết hợp các yếu tố lại với nhau theo thứ tự: S-O, S-T, W-O, W-T. Trong mỗi ô kết hợp sẽ là các chiến lược bạn rút ra được sau khi áp dụng ma trận này.
#Youwillfindmorethanyouexpect
------
Có ai nghĩ rằng SWOT có thể tạo ra 400 chiến lược khác nhau và hơn thế nữa không? Nếu ai từng làm SWOT mình nghĩ hiếm ai trong friend list của mình dùng nó mà tìm ra được 400 chiến lược khác nhau lắm (Me too =]] ) mình sẽ chia sẽ một số bước làm và tips cho ma trận này và bạn sẽ thấy nó có thể làm được điều đó đấy (400 chiến lược ấy):
Bước 1:
Chọn size vừa đủ với năng lực: nó giống như chọn quần áo vậy đó, ốm (năng lực thấp) chọn size nhỏ, mập (năng lực mạnh) chọn size to. Vì khi chúng ta chọn quy mô phân tích lớn: ví dụ "phân tích SWOT cho ngành đồ thể thao tại quận 9" trong khi bạn chỉ là một nhân viên bán hàng của một cửa hàng thể thao thì nó sẽ hơi quá sức, nhưng nếu có 1 nhóm làm trong các cửa hàng khác nhau, và từ nhiều bộ phận khác nhau, thì khả năng làm được việc phân tích SWOT này có thể khả thi. Hoặc phải là người có đủ mọi góc nhìn thông tin trong ngành này và nắm rõ tại khu vực quận 9 thì có thể sẽ khả thi (có thể thôi nhé)!
Bước 2:
Áp dụng IFE vs EFE - Matrix trước khi làm SWOT matrix: thực sự điều này mình chỉ mới nhận ra cách đây vài tháng thôi, khi bạn đọc định nghĩa về SWOT và tìm hiểu về IFE và EFE chúng ta sẽ chốt ra S vs W thuộc IFE, O vs T thuộc EFE, các hạng mục tham vấn cho 2 ma trận (IFE vs EFE) này là: Kinh tế, xã hội, Văn hoá, nhân khẩu, môi trường, chính trị, chính phủ, công nghệ và cạnh tranh. (Tới đây là thấy rối rối rồi đó ).
Bước 3:
IFE gồm S vs W, EFE gồm O vs T, sau đó cần đánh điểm trọng số cho các yếu tố (tổng điểm trọng số phải bằng 1), và xếp hạng cho các yếu tố đó (thang xếp hạng từ 1 đến 4). Việc thực hiện việc đánh giá này, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quan điểm chuyên gia hoặc người có hiểu biết sâu về lĩnh vực đó. Rồi nhân điểm trọng số và xếp hạng lại với nhau, bạn có xếp kết quả điểm ảnh hưởng của các yếu tố trong 2 ma trận trên.
Bước 4:
Sau đó đưa các yếu tố này, và sắp xếp theo thứ tự điểm cao xuống thấp nhé, chúng ta dễ thấy cái nào có sức nặng nhất cho đến ít nhất. Sau đó ta kết hợp các yếu tố lại với nhau theo thứ tự: S-O, S-T, W-O, W-T. Trong mỗi ô kết hợp sẽ là các chiến lược bạn rút ra được sau khi áp dụng ma trận này.
Giả sử chúng ta có 10 cơ hội tận dụng triệt để được với 10 điểm mạnh,
thì có nghĩa sẽ có 100 chiến lược được rút ra trong ô phân tích S-O,
tương tự như vậy, thì có tổng cộng 400 chiến lược đc rút ra khi tận dụng
được triệt để. Ngạc nhiên chưa??? Nhưng mà đúng là nó có thể như vậy
đó, nếu chúng ta chỉ tìm ra là 5 yếu tố cho mỗi ô S - O - W - T thì mỗi ô
kết hợp là 25, 4 ô là 100 thôi.
Ghi nhớ nguyên tắc kết hợp này khi chúng ta hoạch định chiến lược nhé:
- S-O: Dùng điểm mạnh, tận dụng cơ hội
- S-T: Dùng điểm mạnh TRÁNH các mối đe doạ, nhiều bạn sẽ nghĩ dùng điểm mạnh ĐÁNH lại các mối đe doạ.
- W-O: Dùng cơ hội khắc phục điểm yếu.
- W-T: Hạn chế điểm yếu, tránh xa đe doạ.
Bây giờ bạn có thể thử phân tích SWOT rồi đó, nhớ cảm nhận khi làm từng bước nhé bởi vì : You can find more than you expect.
#management #marketing #skill #knowledge
Nhận xét
Đăng nhận xét