Chuyển đến nội dung chính

CORE VALUE - CHÂN GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP


CORE VALUE - CHÂN GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 

Case study thực tế
#30Dayschallengeposts #Day5
----------
    Vài ngày trước mình gặp lại một cậu em khoá sau chung trường đại học, chàng trai này có những điều mà mình cũng mong muốn được một phần như cậu ta, đó là tính kiên trì và nhẫn nại với mục tiêu. Ngày trước cậu tập tành viết web, học hỏi kinh doanh, tự học các kiến thức liên quan digital marketing mà không phải tới trường lớp nào. Sau đó cậu ta mở một home stay tại trung tâm SG, mình là một trong những vị khách đầu tiên ghé ngủ và sử dụng dịch vụ ở đó trước khi homestay khai trương, chắc có lẻ vì thế mà sau này home stay đông khách lắm (đùa thôi ahihi), nhanh chóng lấy lại vốn đầu tư ban đầu và cậu ấy sang lại cho người khác với giá cũng khá rẻ. 
     Cách đây vài tháng, chàng trai này nhắn tin cho mình và khoe về các cơ hội mở ra với cậu ấy khi các công ty du lịch và có cả tập đoàn lớn liên hệ để kết hợp kinh doanh với cậu ta. Nhưng cậu ta từ chối. Mình không ngạc nhiên lắm, vì mình biết chàng trai này rất kỹ càng trong việc làm kế hoạch, và quan trọng là nhẫn nại. Bẵng đi một thời gian, mình mới gặp lại cậu ta và mấy tháng qua chàng trai này đi du lịch gần khắp Vietnam sau khi sang lại cái home stay ở SG. Cái đó cũng chưa bất ngờ, vì khi 2 anh em nói chuyện với nhau mình mới biết chàng trai này lại đang ấp ủ những cơ hội và dự định cực lớn, mà khi mình bằng tuổi câu em này thì mình đang thất nghiệp (đang kể chuyện mà nghĩ lại thấy ngại ghê). Website của cậu ta có đâu đó 5K users người du lịch nước ngoài, các fanpage của cậu ta sở hữu cũng tầm mấy chục ngàn followers từ khắp các nước trên Thế giới, các điểm du lịch lớn ở Đà Nẵng, Nha Trang và các công ty du lịch muốn hợp tác với cậu ta để thu hút khách du lịch nước ngoài trên các kênh online mà cậu ấy sở hữu và cậu ấy lại đang chuẩn bị mở home stay tại Đà Lạt. Wao, nghe tới đây là mình thấy thằng nhóc này mày làm em anh mày hơi lâu rồi đó =]]. 

 Top 10 must-visit attractions in Da Nang - Ba Na Hills    Câu chuyện này liên quan với cái tiêu đề mình nói chỗ nào? Nó nằm ở chỗ cái thời điểm chàng trai này từ chối các lời mời cách đây mấy tháng trước. Cậu hướng tới những điều vững chắc và có giá trị rõ ràng và lâu dài, xây dựng và tạo dựng nó thật chắc rồi cậu ta mới bung ra một lần. 2 anh em ngồi trao đổi với nhau về việc cậu ấy làm hiện tại, mình nhận ra điều giúp cậu ấy đạt hiệu quả và mục tiêu dễ như ăn bánh đó là chân giá trị - CORE VALUE của chàng trai này rất đúng và vững chắc. Cùng phân tích nhé:
      Một DN nào cũng cần có Core Value hết, kể cả quy mô vừa nhỏ hay là quy mô lớn, Core Value giúp cho DN hiểu được và làm chỗ dựa vững chắc DN tiến xa trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng và thành công là điều hiển nhiên. Core Value của một DN nằm ở ba yếu tố: Sản Phẩm, Con Người, và Công Nghệ. 
     Sản Phẩm: Sản phẩm mà cậu em mình tạo ra nó hướng tới người du lịch nước ngoài, ở đó là những thông tin thực tế và cần thiết cho một người từ nước ngoài khi đi du lịch ở Vietnam, ngôn ngữ toàn bộ là English, quan trọng hơn nữa là những thông tin này là do cậu ấy trải nghiệm thực tế mà ra, bên cạnh các chỉ dẫn cụ thể còn là các hướng dẫn liên quan đến việc đi du lịch như hành trình, ăn uống, di chuyển, điều cần tránh....Nó rất thực tiễn và hữu ích cho những người đi du lịch ở Vietnam và mình nghĩ ngay cả với người Vietnam cũng hữu ích vô cùng. Trong mô hình 4P- 4C thì chữ Product = Customer problems, sản phẩm của bất kỳ DN nào muốn được khách hàng lựa chọn thì sản phẩm phải giải quyết được vấn đề của khách hàng, bạn cần nấu ăn - có bếp ga, bạn muốn đánh răng - có bàn chải, bạn muốn đi du lịch - có công ty du lịch, có các cổng thông tin review du lịch, và người nước ngoài du lịch tại Vietnam, có website, Fanpage và Insta của chàng trai này. 
     Con người: Nếu như ở các cửa hàng bán lẻ, hoặc hệ thống siêu thị người bán hàng đóng vai trò cực quan trọng để hướng người mua hàng đến sản phẩm của DN, như  việc ai cũng thấy hệ thống TGDĐ và DienmayXanh đã thành công thế nào trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đầu tư vào con người, và giờ không ngoa khi có thể nhận định thế mạnh mà họ tạo ra nằm ở yếu tố con người cho đến nay các hệ thống cạnh tranh khác chưa thể sánh kịp. Còn trong case của chàng trai này, thì yếu tố con người là ai? Chính là cậu ấy, ngay từ những ngày còn nuôi mộng và ươm mầm cho những mục tiêu, cậu ta vẫn luôn kiên trì nhẫn nại, cậu đi học, tìm hiểu kiến thức, thông tin, tạo sản phẩm, âm thầm xây dựng và cải tiến liên tục cho sản phẩm cho đến khi đủ lớn, cho đến khi nào cậu cảm thấy các yêu cầu đặt ra trước đó đạt được tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra trước đó thì cậu ta mới bung ra. Vậy có phải cậu ấy cực kỳ nhiệt huyết, chân thành và đặt hết tâm trí vào những việc này để rồi nhiều cơ hội mở ra như hôm nay. Dĩ nhiên sau này cậu ấy còn phải xây dựng một đội ngũ nhân sự khi quy mô kinh doanh phát triển, lúc đó yếu tố con người không phải nằm ở cậu ấy, đó là cách cậu ta tạo ra những người nhân viên như cậu ấy bây giờ và hơn thế nữa. 
     Công nghệ: Nói về 2 chữ công nghệ, nhiều DN sẽ thắc mắc công ty mình không có áp dụng công nghệ gì cả thì tìm đâu ra. Hiểu cho đúng 2 từ công nghệ trong bài mình muốn nói công nghệ là cách mà chúng ta làm cho mọi việc đơn giản và hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và công sức hơn. Ai đã xem bộ phim 3 chàng ngốc của Ấn Độ sẽ thấy một phân cảnh anh chàng diễn viên chính khi giải thích "máy móc là gì - What machine is?" và sau khi giải thích thì......bị đuổi ra khỏi lớp (phim này hay lắm). Vậy công nghệ mình muốn nói tới trong case này là 2 thứ: 
+ 1 là quy trình mà chàng trai này xây dựng cho các mục tiêu, quy trình mà cậu ấy xây dựng ra để chuẩn bị cho những sản phẩm hôm nay, quy trình mà cậu ấy xây dựng trong mỗi sản phẩm của mình để khách hàng trải nghiệp khi bước vào website, fanpage của cậu ấy. 
+ 2 là công cụ áp dụng, mình không rành quá nhiều các công cụ về digital marketing, nhưng cậu ấy đã nói với mình rằng bây giờ hầu hết các kiến thức và công cụ của digital hiện tại cậu nắm gần như hết, vậy các bạn biết cậu ấy biết và áp dụng công cụ mảng digital như thế nào rồi chứ? Mình nói đùa vậy sau này anh muốn trở thành chuyên gia tư vấn cho DN, và em sẽ giúp anh xây dựng mảng digital marketing cho anh chứ, thì cậu ấy cười và nói OK!!! (nói đùa nhưng gài đc kèo hướng dẫn hỗ trợ free rồi còn gì ahihi)
-----------
Cậu ấy bảo cuối năm mở home stay, " anh Bộp giúp em mấy vụ......tài chính nha!!! " What the hell??? anh mày học quản trị kinh doanh mà @@.
P/s: Ghé thăm thử website của cậu em này thử nhé:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

 8 CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI #30Dayschallengeposts #Day11 --------- Trước khi đọc về nội dung chính của bài viết này, tôi khuyên người đọc nên tìm hiểu thêm về các định nghĩa về các gạch đầu dòng bên dưới, để có cái nhìn tổng thể trước, bài viết này được viết trong phạm vi chức năng cụ thể để đơn giản phần kiến thức được trình bày nên hãy tìm đọc thêm nhé: - Kênh phân phối là gì?  - Hệ thống kênh phân phối là gì?  - Các nhóm chính trong một hệ thống kênh phân phối? Về sơ bộ định nghĩa của ba điều trên thì có thể khái quát nhanh - gọn :  - Kênh phân phối là đường dẫn mà Doanh nghiệp dùng để đưa hàng hoá/dịch vụ tới tận người tiêu dùng cuối cùng.  - Có rất nhiều đường dẫn khác nhau mà Doanh nghiệp có thể tìm thấy, kết hợp lại, thì là một hệ thống kênh phân phối. Các đường dẫn này chia thành 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.  - Đối với các đường dẫn (kênh) dù trực tiếp hay dán tiếp thì đều có các yếu tố tham gia và chia thành 3 nhóm chính:  + Nhóm sản xu

FRANCHISE - CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Định nghĩa Franchise (nhượng quyền thương mại):  Franchise được hiểu đơn giản đó là một hoạt động có tính minh bạch (license) về thương mại gồm 2 đối tượng tham gia:  - Bên nhượng quyền (franchisor): có thể là cá nhân/tổ chức đang sở hữu một thương hiệu/công ty kinh doanh trên thị trường. - Bên nhận nhượng quyền (franchisee): là cá nhân (một số trường hợp có thể nhóm) muốn mở một kinh doanh thương mại với tên công ty của người nhường quyền.  Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện trong hợp đồng/biên bản thoả thuận nhượng quyền, mà ở đó bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả phí (phí đầu tư ban đầu, phí cấp phép hằng năm..) để được quyền truy cập/sử dụng các yếu tố do bên nhượng quyền cung cấp:  - Kiến thức sản phẩm,  - Quy trình vận hành - Nhãn hiệu.  - Đào tạo - Danh tiếng - Hỗ trợ ban đầu.  - Sản phẩm/dịch vụ  Franchise là một phương pháp đang dần lớn mạnh tại Vietnam, phương pháp kinh doanh này rất phù hợp cho những ai muốn bắt đầù kinh doanh, nhất là

ĐI TÌM KHÁCH HÀNG

Những ngày đầu tháng 02/2020 là những ngày đáng nhớ với cá nhân mình, không phải là một sự kiện gì quá hấp dẫn, hay một dấu mốc vàng son hay đại loại điều gì lớn lao. Đơn giản chỉ là mình đã nghỉ việc ở công ty cũ, và bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, một lĩnh vực mới mà kinh nghiệm 05 năm đi làm trước đó, hầu như không liên quan và hỗ trợ được gì nhiều cho công việc mới này. Bài viết này mình muốn chia sẽ về cách mình đã tìm kiếm khách hàng như thế nào với con số 0 ở điểm xuất phát. Bắt đầu như một tay ngang bước vào nghề, điều khó khăn nhất mà có lẻ lâu lắm rồi mình mới phải vắt não suy nghĩ đó là: LÀM SAO TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ?? Ở công ty cũ, khách hàng như đã có sẵn, mình cũng đã có mối quan hệ, việc tìm kiếm thêm khách hàng không quá khó khăn. Và đó cũng là trở ngại cho mình khi bắt đầu công việc mới này. Có lẻ cũng thật may mắn cho mình khi sếp mới trực tiếp cuả mình là người rất open, cũng luôn theo sát mình trong quá trình bắt đầu công việc. Mỗi ngày ông ấy đều hỏi: Hôm n